Chi tiết bài viết
Ngày đăng: 14/05/2019

BÍ MẬT BẤT ĐỘNG SẢN : MC DONALD’S ĐANG KINH DOANH GÌ ?

Nếu chỉ là sự thành công kì diệu của việc bán những suất ăn với gà rán và bánh kẹp mà tạo ra cả một tập đoàn khổng lồ thì ngoài McDonald’s, chúng ta còn thấy cả KFC, vốn không xa lạ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của McDonald’s so với các tập đoàn thức ăn nhanh khác ở chỗ, nếu không xét đến thương hiệu, về bản chất, kinh doanh tập đoàn này là một TẬP ĐOÀN BẤT ĐỘNG SẢN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI.

Nhắc đến KFC, Jollibee, Lotteria hay Mc Donald’s,… người ta thường liên tưởng đến những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mở rộng khắp thế giới. Có thực sự các doanh nghiệp này giàu lên nhờ thức ăn nhanh?

Không chỉ mở chuỗi của hàng lớn tại các quốc gia châu Âu “phồn hoa đô hội” mà ngay tại các nước ở châu Á, những “người khổng lồ” chuyên kinh doanh thức ăn nhanh này cũng đã nhanh chân đến và chọn cho mình một vị trí đẹp để thuận tiện kinh doanh và mở rộng thị phần.

McDonalds-2

Bạn có cảm thấy vui mừng khi các thương hiệu nhượng quyền quốc tế như MC Donald , Starbuck đến Việt Nam ? Nếu bạn là một nhà kinh doanh Bđs của Việt Nam thì có lẽ bạn cũng không nên vui mừng nhiều. Tại sao tôi lại nói như vậy?

BÍ MẬT CỦA MC DONALD 

Nếu chỉ là sự thành công kì diệu của việc bán những suất ăn với gà rán và bánh kẹp mà tạo ra cả một tập đoàn khổng lồ thì ngoài McDonald’s, chúng ta còn thấy cả KFC, vốn không xa lạ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của McDonald’s so với các tập đoàn thức ăn nhanh khác ở chỗ, nếu không xét đến thương hiệu, về bản chất, kinh doanh tập đoàn này là một tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới. 

“Tôi không kinh doanh hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!”

ray-krocCách đây khá lâu, trong một lần diễn thuyết tại Đại Học Texas, Ray Kroc, người sáng lập McDonald’s, nói chuyện. Ray đã hỏi các sinh viên bên dưới : “Đố các bạn, tôi kinh doanh cái gì?”
Hầu hết các sinh viên MBA đều cười vì nghĩ rằng Ray đang nói đùa. Không có ai trả lời cả, Ray lại hỏi lần nữa: “Theo các bạn thì tôi kinh doanh cái gì?”
Các sinh viên lại cười, và cuối cùng một người la to: “Ray, ai mà không biết ông kinh doanh hamburger chứ.”
Ray tỏ vẻ khoái trá: “Tôi cũng nghĩ anh sẽ nói như vậy.” Ông ngừng một lúc và nói nhanh: “Này các bạn, tôi không kinh doanh hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!”

Tại sao Ray Kroc lại nói điều này ?

Đây là một cách ứng dụng rất tuyệt vời của cuộc chơi kép Dòng Tiền và Lãi Vốn đan xen với nhau. Cuộc chơi đó diễn ra như thế nào ? Sau đây, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn bí mật thú vị này

KFC cũng đang sử dụng chiến lược tương tự Mc Donald's bằng việc thâu tóm những vị trí BĐS đẹp
KFC cũng đang sử dụng chiến lược tương tự Mc Donald’s bằng việc thâu tóm những vị trí BĐS đẹp

Hầu hết các thương hiệu nhượng quyền lớn khi đến Việt Nam họ điều lựa chọn những mặt bằng kinh doanh là những bất động sản đẹp. Những bất động sản này đều sỡ hữu những vị trí đắc địa ví dụ như góc hai mặt tiền, hay trên những con đường lớn sầm uất. Cách tiếp cận của các Thương Hiệu Nhượng Quyền này với các Bất Động Sản đẹp là họ không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh. Chìa khoá ở đây là họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.

Với uy tín của các thương hiệu lớn từ quốc tế, không khó khăn để các thương hiệu này có thể huy động một nguồn vốn từ Ngân Hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra một phần ba số tiền để mua lại bất động sản đó. Hai phần ba số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay. Và số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của thương hiệu đó. ( Ví dụ thương hiệu KFC thì sẽ trả bằng dòng tiền kinh doanh gà rán, Mc Donald sẽ trả bằng dòng tiền kinh doanh Hamburger …. )

Như vậy sau một thời gian kinh doanh vài năm, các thương hiệu này dần dần đã sở hữu được các Bất Động Sản tại chính nơi họ đặt cửa hàng. Và như các bạn đã biết, một tính chất của bất động sản đặc thù chính là tăng giá theo thời gian. Vì vậy sau một thời gian vài năm kinh doanh, bất động sản cũng tăng giá hơn rất nhiều so với mức giá mua ban đầu. Và điều này đã làm cho các tập đoàn sở hữu các thương hiệu nhượng quyền này sau một thời gian đã gia tăng giá trị và tài sản của họ rất nhiều lần. Đây là một cách để họ tích luỹ tài sản bằng việc kinh doanh nhượng quyền kết hợp với bất động sản.

Vì vậy, nếu bạn thấy một cửa hàng lớn nào của nước ngoài đã mở tại một vị trí mặt tiền rất đẹp thì chúng ta cũng không nên vui mừng quá vì một bất động sản đẹp và giá trị của chúng ta đang dần thuộc về họ.

Trích từ cuốn sách “Tự Do Tài Chính Bằng Bất Động Sản” của tác giả Võ Phi Nhật Huy.